CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ỦY QUYỀN VÀ KHÔNG ĐƯỢC ỦY QUYỀN QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN

Như mọi người đã biết từ ngày 01/01 đến 31/03 hàng năm là thời gian các kế toán nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN và Quyết toán thuế TNCN. Trong đó tờ khai quyết toán thuế TNCN đã làm cho kế toán của chúng ta khá là đau đầu khi không biết lao động đó có đủ điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho công ty hay không. Vì vậy hôm nay Dohico xin chia sẽ đến mọi người chủ đề về các trường hợp được và không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN. Mời mọi người cùng theo dõi nhé.

  1. a) Trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế TNCN

-TH1: Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một nơi và tại thời điểm quyết toán thuế TNCN, cá nhân đó vẫn đang làm việc tại doanh nghiệp ( Kể cả trường hợp không làm đủ 12 tháng trong năm)

Ví dụ: Trong năm 2021 nhân viên A chỉ có ký hợp đồng lao động trên 3 tháng tại công ty DOHICO bắt đầu từ tháng 5/2021. Đến thời điểm quyết toán thuế TNCN (Từ 01/01 đến 31/03/2021) nhân viên A vẫn còn làm tại DOHICO thì được ủy quyền quyết toán thuế TNCN tại công ty DOHICO ( Đối với phần thu nhập do DOHICO chi trả từ tháng 05/2021).

-TH2: Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một nơi và tại thời điểm quyết toán thuế TNCN vẫn đang làm việc tại doanh nghiệp đó. Đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10tr đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10%, nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này thì được ủy quyền quyết toán.

Ví dụ: Trong năm 2021 nhân viên A ký hợp đồng lao động trên 3 tháng tại DOHICO từ tháng 5/2021 đồng thời có thu nhập ở công ty B là 4tr/tháng đã khấu trừ 10%. Đến thời điểm quyết toán thuế TNCN năm 2021 nhân viên A vẫn đang làm tại DOHICO và không có yêu cầu quyết toán thuế đối đối với khoản thu nhập 4tr/tháng thì được ủy quyền cho DOHICO quyết toán thay.

-TH3: Cá nhân được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống.

Lưu ý: cá nhân ủy quyền phải có MST cá nhân.

-Công ty chỉ thực hiện nhận ủy quyền quyết toán thay cho cá nhân đối với phần thu nhập mà cá nhân nhận được từ công ty trừ trường hợp doanh nghiệp trong năm có chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi và điều chuyển giữa các tổ chức trong cùng một hệ thống như Tập Đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ-con, Trụ sở chính và chi nhánh.

– Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

-Cá nhân ủy quyền cho công ty quyết toán thay theo mẫu 08/UQ-QTT-TNCN theo TT80/2021.

-Trường hợp tổ chức có số lượng lớn người lao động ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức trả thu nhập có thể lập danh sách các cá nhân ủy quyền trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung tại mẫu 08/UQ-QTT-TNCN, đồng thời cam kết tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, nội dung trong danh sách.

  1. b) Các trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN

-TH1: Cá nhân đủ điều kiện ủy quyền quyết toán nhưng đã được doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không được ủy quyền quyết toán thuế ( Trừ trường hợp tổ chức đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân)

Ví dụ: Nhân viên A ký hợp đồng lao động trên 3 tháng tại DOHICO từ tháng 5/2021 và tại thời điểm quyết toán A vẫn làm việc tại DOHICO. Như vậy A đã đủ điều kiện để DOHICO quyết toán. Nhưng DOHICO lại cấp cho A chứng từ khấu trừ thuế TNCN nên A không được ủy quyền quyết toán nữa mà phải tự quyết toán. Nếu DOHICO đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì được ủy quyền.

-TH2: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên  tại một đơn vị nhưng  vào thời điểm quyết toán thì cá nhân không còn làm việc tại doanh nghiệp đó nữa

Ví dụ: Nhân viên A ký HĐLĐ trên 3 tháng với DOHICO từ tháng 5/2021 nhưng đến 21/01/2022 công ty nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN nhưng nhân viên A không còn làm việc tại DOHICO nữa thì không được ủy quyền quyết toán thuế cho DOHICO

-TH3: Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).

Ví dụ: Năm 2021 nhân viên A ký hợp đồng lao động trên 3 tháng tại DOHICO. Tháng 6 A có thu nhập vãng lai tại công ty B là 20tr đã khấu trừ thuế 10%, tháng 11 có thu nhập tại công ty C là 1.5tr chưa đến mức khấu trừ thuế. Như vậy trong năm 2021 A có một khoản thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế nên A không được ủy quyền quyết toán thuế tại Dohico mà phải trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.

Trường Hợp KHÁC:

– Cá nhân ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi
– Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi)
– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm hồ sơ xét giảm thuế theo TT156/2013/TT-BTC.

Vậy là DOHICO đã nêu các trường hợp được và không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN rồi, nếu còn thắc mắc thì có thể liên hệ với DOHICO để được giải đáp.

Cám ơn các bạn đã xem bài viết.

Liên hệ với chúng tôi:

– Qua page: http://dohico.com/lien-he/

– Hotline: 0918.880.260 – 0796.381.939

– Điện thoại: 0918.880.260 – 0796.381.939

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0918.880.260

– Email: BaoCaoThueTronGoi@gmail.com

– Youtube: Pháp lý Dohico