Quyết toán thuế TNDN hay còn gọi là khai quyết toán , đề cập đến việc doanh nghiệp kê khai tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế. Khai quyết toán thuế TNDN bao gồm khai quyết toán thuế năm và khai trong trường hợp có quyết định về việc doanh nghiệp giải thể, chia tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động, khi đó, cơ quan thuế ra quyết định quyết toán đến doanh nghiệp, mục đích chính để truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bộ hồ sơ quyết troán cần những gì? Thì chúng ta cần có là:
– Báo cáo tài chính năm quyết toán, hoặc BCTC đến thời điểm có quyết định giải thể, chia tách, sát nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động. Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì báo cáo nộp là không giống nhau tuy nhiên cơ bản chia ra làm 04 loại báo cáo tài chính như sau:
+)Thông tư 200/2014/TT-BTC;
+)Thông tư 133/2016/TT-BTC;
+)Thông tư 132/2018/TT-BTC;
+) Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN và phụ lục đi kèm nếu có. Các phụ lục này thường bao gồm:
+) Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó: Doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ theo Mẫu số: 03-1A/TNDN; Doanh nghiệp ngành ngân hàng, tín dụng theo Mẫu số 03-1B/TNDN; Công ty chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán theo Mẫu số 03-1C/TNDNPhụ lục chuyển lỗ theo Mẫu số 03-2/TNDN;
+) Phụ lục ưu đãi thuế TNDN: Ưu đãi thuế TNDN đối với cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư (DAĐT), cơ sở kinh doanh chuyển địa điểm, DAĐT mới theo Mẫu số 03-3A/TNDN; Ưu đãi thuế TNDN đối với đầu tư mở rộng theo Mẫu số 03-3B/TNDN; Ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp sử dụng lao động dân tộc thiểu số, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ (số LĐ nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt, sử dụng thường xuyên) hoặc sử dụng trên 100 LĐ nữ (số LĐ nữ chiếm trên 30% số LĐ có mặt thường xuyên) theo Mẫu số 03-3C/TNDN;
+) Phụ lục số thuế TNDN đã nộp tại nước ngoài (đối với doanh nghiệp có phát sinh thu nhập ngoài nước) được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN;
+) Phụ lục thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo Mẫu số 03-5/TNDN;
+) Phụ lục tính nộp thuế TNDN của doanh nghiệp có đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khác với địa phương nơi đặt trụ sở chính theo mẫu số 03-8/TNDN;
+) Đặc biệt từ năm 2017 bổ sung thêm 04 phụ lục kê khai với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết bao gồm: Phụ lục 01: Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết; Phụ lục 02: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ quốc gia; Phụ lục 03: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ toàn cầu; Phụ lục 04: Kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;”
Như vậy thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính
Ví dụ: – Doanh nghiệp có năm tài chính trùng năm dương lịch là bắt đầu từ ngày 01/01/2021 -31/12/2021: Ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch là ngày 31/03/2022 là hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Hồ sơ khai quyết toán thuế có thể được gia hạn ngày hộp thêm tối đa là 60 ngày. Để gia hạn thời gian nộp hồ sơ, người nộp thuế cần làm đơn đề nghị gia hạn (nộp trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế) trình bày rõ lý do đề nghị gia hạn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân (xã, phường, thị trấn), hoặc công an (xã, phường, thị trấn) nơi phát sinh trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đề nghị, cơ quan thuế sẽ có văn bản trả lời cho người nộp thuế. Nếu cơ quan thuế không trả lời tức là yêu cầu gia hạn đã được chấp nhận.
Và chúng ta có 08 lưu ý quan trong khi quyết toán thuế TNDN:
Thứ nhất là lưu ý ghi nhận doanh thu.
Thứ hai cần chú ý nữa là các khoản chi phí không được trừ:
Theo điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015, sửa đổi bổ sung theo Thông tư 25/2018/TT-BTC, quy định cụ thể như sau:
Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều 4, DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Pháp Luật.
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị trừ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Như vậy Dn cần ra soát lại các khoản chi của đơn vị mình xem có đủ hóa đơn, chứng từ, xem có hợp lý hay không?
Lưu ý thứ 3 là các khoản thuê nhà, thuê xe của cá nhân kinh doanh: Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế đối với hộ và cá nhân kinh doanh có quy định lại một số điểm về các trường hợp cho thuê tài sản. Như vậy doanh nghiệp có khoản chi phí liên quan tới thuê tài sản của cá nhân như thuê nhà, thuê xe… cần kiểm tra xem cá nhân đó có thuộc cá nhân kinh doanh hay không? Nếu thuộc đã thực hiện đủ nghĩa vụ thuế hay chưa?
Lưu ý thứ 4 là về các khoản nợ: Lưu ý về hồ sơ của các khoản công nợ như hóa đơn; biên bản giao nhận hàng hóa, dịch vụ; xác nhận công nợ hay hợp đồng kinh tế. Đặc biệt lưu ý tới các khoản dư có 131 nhưng chưa ghi nhận doanh thu tại sao có điều khoản ứng trước trên hợp đồng hay không hoặc những công nợ TK 331 đã quá hạn những chưa thanh toán…;
Lưu ý thứ 5 là tạm nộp thuế TNDN và cách tính để không bị phạt.
Lưu ý thứ 6 là hàng tồn kho: Một số vấn đề lưu ý về hàng tồn kho như sau:
– Kiểm tra việc tổng hợp nhập xuất tồn kho không khớp với cân đối phát sinh trong năm;
– Xem lại việc số dư hàng tồn kho cuối năm lớn?
– Kiểm tra tồn kho trên sổ sách và thực tế xem có khớp không?
Lưu ý thứ 7 là về việc DN có giao dịch liên kết:
Với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết cần đặc biệt chú ý các vấn đề sau:
- Xác định sai trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ trong giao dịch liên kết;
- Xác định cách tính chi phí lãi vay bị loại khi có giao dịch liên kết chưa đúng;
- Chưa lập hồ sơ giao dịch liên kếtkhi không thuộc các trường hợp miễn kê khai, miễn lập hồ sơ…
Và lưu ý cuối cùng là chuyển chi phí lãi vay với Dn có giao dịch liên kết từ năm trước.
Vậy là, DOHICO đã nêu rõ những điểm cần lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế TNDN rồi nhé nếu bạn còn thắc mắc thì có thể liên hệ với DOHICO để được giải đáp.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết.
Liên hệ với chúng tôi:
– Qua page: http://dohico.com/lien-he/
– Hotline: 0918.880.260 – 0796.381.939
– Điện thoại: 0918.880.260 – 0796.381.939
– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0918.880.260
– Email: BaoCaoThueTronGoi@gmail.com
– Youtube: Pháp lý Dohico