vốn điều lệ

Vốn điều lệ và Những điều cần biết về Vốn điều lệ

Một trong những điều bắt buộc chủ doanh nghiệp phải đăng ký khi thành lập doanh nghiệp đó chính là vốn điều lệ. Vậy vốn điều lệ là gì? Và có nhiều điều gì cần lưu ý về vốn điều lệ? 

Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé. 

Vốn điều lệ Công ty là gì?

Vốn điều lệ công ty là tổng giá trị tài sản do các thành viên và chủ sở hữu công ty góp hoặc cam kết góp để hình thành công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; Là tổng mệnh giá của cổ phiếu đã bán hoặc đăng ký mua khi thành lập công ty đối với công ty cổ phần.

Theo luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, các loại tài sản được sử dụng để đưa vào làm vốn góp cho các công ty và doanh nghiệp có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết, kỹ thuật và các tài sản khác có thể định giá bằng tiền Đồng Việt Nam.

Phân biệt Vốn điều lệ và Vốn pháp định

  • Vốn điều lệ là tổng số vốn do chủ sở hữu, các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi nhận trong các điều lệ của công ty.

Khái niệm “vốn pháp định” không được định nghĩa trong Luật doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta thường bắt gặp thuật ngữ này. Vậy vốn pháp định là gì?

  • Vốn pháp định là số vốn mà pháp luật quy định tối thiểu mà công ty phải có để thành lập doanh nghiệp và chỉ áp dụng cho một số ngành nhất định.

Danh sách ngành nghề cần vốn pháp định:

  • Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
  • Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
  • Kinh doanh chứng khoán
  • Kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, và thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác
  • Kinh doanh bảo hiểm
  • Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
  • Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
  • Kinh doanh ca-si-nô (casino)
  • Kinh doanh đặt cược
  • Kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
  • Hoạt động Sở Giao dịch hàng hóa
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng
  • Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp
  • Hoạt động giáo dục nghề nghiệp
  • Kinh doanh dịch vụ việc làm
  • Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
  • Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động
  • Kinh doanh vận tải biển
  • Kinh doanh vận tải hàng không
  • Kinh doanh cảng hàng không, sân bay
  • Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
  • Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức
  • Kinh doanh dịch vụ bưu chính
  • Kinh doanh dịch vụ viễn thông
  • Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Hoạt động của nhà xuất bản
  • Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học
  • Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành
  • Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim
  • Nhập khẩu phế liệu
  • Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
  • Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
  • Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
  • Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng
  • Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng
  • Kinh doanh vàng

Ví dụ: Muốn thành lập công ty đầu tư chứng khoán thì phải có số vốn tối thiểu là 50 tỷ đồng.

  • Điểm giống nhau: Vốn pháp định và vốn điều lệ đều là vốn góp của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông khi thành lập công ty.

Điểm khác nhau: Vốn điều lệ phải nhỏ hơn hoặc bằng vốn pháp định.

Vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên

Khi Đăng ký thành lập công ty TNHH 1TV vốn điều lệ công ty là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu công ty phải góp và được quy định trong các điều khoản của công ty.

Chủ sở hữu công ty chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.

Vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Khi đăng ký thành lập công ty TNHH 2TV trở lên vốn điều lệ công ty là tổng giá trị vốn góp hoặc cam kết góp của các thành viên góp vốn và được quy định trong các điều khoản của công ty.

Chủ sở hữu và các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này.

Vốn điều lệ Công ty Cổ phần

Theo Mục 112 của luật doanh nghiệp năm 2020: “Vốn điều lệ của một công ty cổ phần là tổng giá trị của cổ phiếu được bán,cổ phiếu các loại đã được đăng ký mua và được ghi nhận vào điều khoản thành lập của công ty.

Thời hạn góp Vốn điều lệ Công ty

Không thực hiện góp đủ vốn trong thời gian quy định:

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn. Trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH 1TV không thể thưc hiện góp đủ theo số vốn đã đăng ký trước đó thì có thể làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ
  • Trong trường hợp này chủ sở hữu vẫn phải chịu trách nhiệm với số vốn đã cam kết góp với các nghĩa vụ tài chính của Công ty phát sinh trước ngày cuối cùng Công ty đăng ký
    để điều chỉnh vốn điều lệ;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên bắt buộc phải đăng ký để thay đổi vốn điều lệ nếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp của theo quy định của pháp luật mà các thành viên chưa thực hiện được.
  • Các thành viên chưa thực hiện góp vốn hoặc góp chưa đủ phải có trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính đối với số vốn đã cam kết góp theo tỉ lệ phần trăm tương trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
  • Công ty cổ phần phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá của các Cổ phần đã thanh toán đủ, trừ khi các Cổ phần chưa thanh toán đã được bán trong thời gian này và đang thực hiện đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
  • Cổ đông chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính tương ứng với mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua trong khoảng thời gian trước ngày Công ty đăng ký điều chỉnh vốn cổ phần.

Nên đăng ký Vốn điều lệ Cao hay Thấp?

Không bao gồm các ngành và lĩnh vực kinh doanh yêu cầu vốn pháp định khi thành lập công ty.

Số vốn điều lệ đăng ký khi thành lập công ty không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty, nó chỉ liên quan đến mức thuế môn bài của công ty.

LOẠI HÌNH TỔ CHỨC VÀ VỐN TIỀN THUẾ PHẢI NỘP
Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Vai trò và ý nghĩa của Vốn điều lệ

Vốn điều lệ có vai trò rất quan trọng đối với công ty:

  • Thứ nhất, nó là cơ sở để xác định tỷ lệ vốn góp hoặc tỷ lệ tham gia sở hữu của các thành viên, cổ đông trong công ty. Từ đó làm cơ sở để phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông của công ty;

Đặc biệt, theo Luật daonh nghiệp năm 2020, chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính ,tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Các thành viên và cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, ngoại trừ một số trường hợp nhất định do luật doanh nghiệp quy định.

  • Thứ hai là một trong những căn cứ để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Thứ 3 là Vốn điều lệ thể hiện cam kết của công ty bằng tài sản của mình đối với khách hàng. Vốn càng lớn thì độ tin cậy của khách hàng và đối tác đối với doanh nghiệp càng lớn. 

Những điều cần lưu ý đối với vốn điều lệ

Vốn điều lệ là sự cam kết về tài sản cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng.

  • Nếu vốn điều lệ thấp hoặc quá thấp, cam kết trách nhiệm pháp lý bằng tài sản của công ty sẽ giảm xuống. Điều này gây khó khăn cho việc tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối tác kinh doanh. Đặc biệt là khi công ty có nhu cầu vay vốn ngân hàng với số vốn vượt ngoài mức vốn doanh nghiệp hiện có.
    • Trong trường hợp số vốn này cao / quá cao, ràng buộc trách nhiệm đối với tài sản của công ty và rủi ro cũng cao, số thuế môn bài phải thực hiện đóng mỗi năm của doanh nghiệp cũng cao. Nhưng việc này tạo niềm tin với khách hàng và đối tác sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt là trong hoạt động đấu thầu.

Việc tăng vốn điều lệ dễ thực hiện hơn giam vốn.  Do đó, doanh nhân nên cân nhắc giữ vốn điều lệ ở mức vừa phải tùy theo khả năng tài chính của công ty, phương hướng kinh doanh và quy mô công ty. Hãy bắt đầu kinh doanh đến khi hoạt động kinh doanh của công ty trở nên ổn định hơn và có dấu hiệu tăng trưởng thì có thể thực hiện tăng vốn của công ty.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về vốn điều lệ và những điều cần lưu ý về nó. 

Nếu bạn có những thắc mắc nào khác về thành lập doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với DOHICO để được tư vấn nhé. 

 Liên hệ với chúng tôi:

– Qua page: http://dohico.com/lien-he/

– Hotline: 0918.880.260 – 0796.381.939

– Fanpage: https://www.facebook.com/dohico

– EmailBaoCaoThueTronGoi@gmail.com 

– YoutubePháp lý Dohico


DOHICO Đồng hành cùng doanh nghiệp bạn