NÊN MUA LẠI CÔNG TY HAY THÀNH LẬP CÔNG TY

NÊN MUA LẠI CÔNG TY HAY THÀNH LẬP CÔNG TY MỚI

Nên mua lại công ty hay thành lập công ty mới? Chắc bạn đã từ từng suy nghĩ đến vấn đề này ít nhất một lần trong quá trình thành lập công ty của mình đúng không nào? Hôm nay, hãy cùng DOHICO phân tích các vấn đề xung quanh câu hỏi này nhé.

  1. Khái niệm

Thành lập công ty là việc hình thành một tổ chức kinh tế mới, được thực hiện tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, dựa trên các yếu tố như: tên, ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở…

Mua lại công ty được hiểu là việc tổ chức/cá nhân mua lại một doanh nghiệp nào đó đã và đang tồn tại trong nền kinh tế. Bên bán cần tiến hành chuyển nhượng toàn bộ tài sản, lợi ích, quyền hạn và nghĩa vụ sang cho bên mua.

  1. Ưu – nhược điểm của mua lại doanh nghiệp, công ty

a. Ưu điểm:

  • Có sẵn thương hiệu, tiết kiệm thời gian thành lập và xây dựng công ty

Những doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường đa phần là những doanh nghiệp đã có thương hiệu, có vị trí nhất định trong thị phần ngành hoặc có thể mua được một doanh nghiệp có thương hiệu đang rất nổi tiếng.

Tận dụng thương hiệu hiện có của doanh nghiệp là một trong những cách nhanh nhất giúp bạn có thể bắt đầu kinh doanh ngay lập tức. Bạn chỉ cần kế thừa và tiếp tục phát triển trên thương hiệu hiện có, không cần phải từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu mới gây dựng.

Bên cạnh đó còn giúp bạn giảm bớt thời gian cũng như chi phí đăng ký tên hay đăng ký độc quyền thương hiệu.

  • Có sẵn cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự

Khi mua bán doanh nghiệp, bên bán sẽ chuyển nhượng toàn bộ tài sản cho bên mua, bao gồm: cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, tài sản trí tuệ, mặt bằng kinh doanh, quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh… Do đó, bạn không cần mất thêm chi phí, công sức xây dựng lại từ đầu.

Đội ngũ nhân sự chính là yếu tố quan trọng nhất trong vận hành và phát triển doanh nghiệp. Nếu bạn mua lại doanh nghiệp bạn sẽ có sẵn một đội ngũ nhân sự không cần tốn thời gian để đăng tin tuyển dụng, phỏng vấn, đào tạo nhân sự lại từ đầu.

  • Thừa hưởng cơ sở dữ liệu về khách hàng

Một trong những giá trị quan trọng nhất của việc mua lại doanh nghiệp chính là cơ sở dữ liệu về khách hàng hiện có của doanh nghiệp.

Để tìm được một khách hàng mới trong thị trường hiện nay không phải là một vấn đề dễ dàng. Trong khi mua lại doanh nghiệp bạn sẽ có sẳn một cơ sở dữ liệu khách hàng.

Nếu bạn làm tốt và giữ chân được những khách hàng này, doanh nghiệp bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ để tìm kiếm khác hàng mới cho doanh nghiệp.

  • Dễ tạo được lòng tin cho khách hàng

Công ty cũ khi được mua lại vẫn sẽ giữ nguyên mã số thuế. Thời gian và lịch sử hoạt động cũng sẽ được ghi nhận kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Một công ty có lịch sử hoạt động lâu năm, nhiều kinh nghiệm sẽ dễ tạo được lòng tin với khách hàng hơn là một công ty mới thành lập.

  • Thừa hưởng các giấy phép con mà doanh nghiệp cũ đã được cấp

Nếu thành lập công ty mới và bạn đang dự định đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc thực hiện thủ tục xin giấy phép con là điều bắt buộc.

Tuy nhiên, nếu mua lại doanh nghiệp đang hoạt động ngành nghề có điều kiện giống với ngành nghề mà bạn dự định đăng ký thì bạn được thừa hưởng các giấy phép con từ doanh nghiệp đó. Lúc này, bạn chỉ cần tiến hành sửa đổi thông tin về chủ sở hữu trong giấy phép con là có thể tiếp tục sử dụng để hoạt động kinh doanh. Tiết kiệm rất nhiều thời gian cho công ty bạn.

b. Nhược điểm:

  • Khó khăn trong việc quản lý nếu quy trình làm việc trước đó không phù hợp với cách quản lý của doanh nghiệp hoặc có nhiều mâu thuẫn nội bộ.
  • Nhân sự cốt lõi có thể không ở lại khi doanh nghiệp chuyển giao chủ sở hữu.
  • Chủ sở hữu mới có trách nhiệm thực hiện mọi quyền và nghĩa vụ của công ty đã mua (bao gồm các khoản tiền phạt, khoản nợ…).
  • Khách hàng có thể đang có cái nhìn không tốt về thương hiệu của công ty.
  • Thủ tục mua bán công ty khá phức tạp.
  1. Ưu – nhược điểm của thành lập công ty mới

a. Ưu điểm:

  • Tránh được những rủi ro hay các khoản nợ mà công ty cũ để lại.
  • Yêu cầu về mặt hồ sơ cũng như thủ tục pháp lý khi đăng ký thành lập công ty mới nhìn chung khá đơn giản.
  • Chi phí thành lập công ty mới tiết kiệm hơn mua lại công ty.
  • Chủ động định hướng phát triển doanh nghiệp, tạo dựng thương hiệu, môi trường, đội ngũ nhân sự và văn hóa làm việc theo mong muốn ngay từ đầu.
  • Chủ động trong việc lựa chọn tên công ty, trụ sở chính, vốn điều lệ, danh sách ngành nghề kinh doanh.

b. Nhược điểm

Nhược điểm của việc thành lập công ty mới là bạn sẽ phải mất nhiều thời gian, chi phí để xây dựng đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất cũng như gầy dựng thương hiệu, lòng tin và sự uy tín trong lòng khách hàng từ ban đầu. Điều này sẽ khá mất thời gian.

Trường hợp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần thực hiện thêm thủ tục xin giấy phép con để có thể đi vào hoạt động chính thức một cách hợp pháp.

4.      Có nên mua lại công ty cũ hay thành lập công ty mới?

Có thể thấy, không có câu trả lời khẳng định nào cho vấn đề nên mua lại công ty cũ hay thành lập công ty mới. Vì điều này phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu hiện tại của bạn.  

Nếu bạn muốn có thể nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh, rút ngắn tối đa khoảng thời gian cần có để triển khai và thành lập một doanh nghiệp mới thì bạn có thể lựa chọn mua lại công ty cũ.

Còn nếu bạn muốn có một công ty, một thương hiệu mà bạn hoàn toàn làm chủ. Bạn muốn xây dựng hình ảnh, thương hiệu công ty, hệ thống nhân sự, văn hóa công ty theo cách bạn muốn thì bạn có thể lựa chọn thành lập công ty mới.

Việc thành lập công ty mới còn giúp bạn tránh được những rủi ro mà công ty cũ mang lại.

Mời bạn tham khảo thêm những bài viết khác của Pháp lý DOHICO tại đây nhé

Thông tin liên hệ 

– Qua page: http://dohico.com/lien-he/

– Hotline: 0918.880.260 – 0796.381.939

– Email: BaoCaoThueTronGoi@gmail.com

– Youtube: Pháp lý Dohico