ĐỐI TƯƠNG - QUYỀN LỢI - MỨC ĐÓNG KHI THAM GIA BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG

ĐỐI TƯỢNG – QUYỀN LỢI – MỨC ĐÓNG KHI THAM GIA BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG

Bảo hiểm tai nạn lao động là một trong những loại bảo hiểm của BHXH Việt Nam. Vậy Bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ) là gì? Quyền lợi khi tham gia và như thế nào? Mức đóng hiện tại là bao nhiêu?

Cùng tham khảo bài viết hôm nay để biết thêm nhé. 

  1. Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?

  Luật BHXH năm 2014 và Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đều không quy định cụ thể về khái niệm “bảo hiểm tai nạn lao động” mà chỉ quy định về Qũy bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quỹ thành phần của Quỹ BHXH; việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng quỹ thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Luật BHXH.

  Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, bảo hiểm tai nạn lao động là chính sách an sinh xã hội nhằm bù đắp một phần tổn thất cho người lao động mang tính thiết thực và hữu ích, chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động.

  1. Đối tượng tham gia TNLĐ

  • Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm TNLĐ là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 – 12 tháng; bao gồm hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 – 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng lương.
  • Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 
  1. Mức đóng bảo hiểm TNLĐ

Khoản 2 Điều 41 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã nêu rõ:

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng.

  Theo đó, người lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm TNLĐ mà việc đóng loại bảo hiểm này là trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, hằng tháng, người sử dụng lao động phải đóng vào Qũy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức sau:

* Hầu hết trường hợp:

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH

 

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện quy định, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận.

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,3% x Tiền lương tháng đóng BHXH

 

  1. Bảo hiểm TNLĐ sẽ chi trả các khoản nào?

Căn cứ Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, Qũy bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sử dụng để chi trả các khoản sau:

– Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng;

– Trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

– Trả tiền lương/ trợ cấp cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

– Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng,

– Tiền mua phương tiện trợ giúp cho quá trình sinh hoạt hoặc dụng cụ chỉnh hình (theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền)

– Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

– Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

– Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.

– Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

Tham khảo thêm bài viết về Bảo hiểm xã hội tại đây nhé 

Như vậy là DOHICO đã vừa giới thiệu đến bạn những vấn đề liên quan đến BHXH. Nếu bạn có thắc mắc hoặc những vấn đề liên quan đến BHXH thì hãy liên hệ ngay với DOHICO để được tư vấn nhé.


Bạn có thể liên hệ trực tiếp với DOHICO để nhận được hỗ trợ nhé. 

– Qua page: http://dohico.com/lien-he/

– Hotline: 0918.880.260 – 0796.381.939

– Fanpage: https://www.facebook.com/dohico

– Email: BaoCaoThueTronGoi@gmail.com 

– Youtube: Pháp lý Dohico

DOHICO Đồng hành cùng doanh nghiệp bạn