điều kiện và thủ tục thành lập chi nhánh công ty

THÀNH LẬP CHI NHÁNH

Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và phát triển mạnh. Doanh nghiệp sẽ có nhu cầu mở rộng kinh doanh. Thành lập chi nhánh là một trong nhưng lựa chọn được doanh nghiệp nghĩ đến trước tiên. Bài viết dưới đây DOHICO sẽ giúp bạn hiểu thêm về điều kiện và thủ tục thành lập chi nhánh nhé.

I. Chi nhánh công ty là gì?

Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của công ty chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty, kể cả chức năng công ty đại diện theo ủy quyền.

II. 5 Điều kiện thành lập chi nhánh công ty

1.Điều kiện đối với chủ sở hữu chi nhánh:

Để thành lập chi nhánh công ty, trước hết phải thành lập công ty và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.Điều kiện về Tên chi nhánh:

Chi nhánh phải có tên công ty kèm theo hậu tố thích hợp để xác định chi nhánh đó.

Tên chi nhánh phải được viết bằng bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên chi nhánh phải mang tên công ty kèm theo hậu tố “chi nhánh”

Ngoài tên tiếng Việt, chi nhánh công ty có thể đăng ký tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

3.Điều kiện trụ sở chính chi nhánh:

Địa chỉ của công ty được xác định bằng số nhà, ngách, ngõ, phố, đường hoặc thôn, làng, bản, xứ, khu phố, xã, quận, huyện nội thành, thành phố, thị xã, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Số điện thoại, số fax và email (nếu có).

Công ty được quyền đặt văn phòng chi nhánh tại trong và ngoài nước.

Công ty có thể thành lập một hoặc nhiều văn phòng chi nhánh tại một địa phương.

4.Ngành, nghề kinh doanh chi nhánh:

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải trùng khớp với ngành, nghề kinh doanh của công ty.

5.Điều kiện đối với Người đứng đầu chi nhánh:

Chủ sở hữu chi nhánh là cá nhân, có đầy đủ năng lực pháp lý;

Có thể là một thành viên của công ty hoặc một người khác.

III. Hình thức hạch toán chi nhánh:

Có thể lựa chọn một trong hai hình thức hạch toán cho các chi nhánh là độc lập hoặc phụ thuộc

IV. Thủ tục để thành lập chi nhánh công ty

thủ tục thành lập chi nhánh công ty
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty

1. Đối với công ty TNHH một thành viên

– Thông báo đăng ký thành lập chi nhánh;

– Quyết định thành lập chi nhánh;

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu;

– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục;

– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của ng đứng đầu trong chi nhánh

2. Đối với công ty TNHH 2 thành viên

– Thông báo thành lập chi nhánh;

– Quyết định của Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh;

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu – giám đốc chi nhánh;

– Biên bản Đại hội đồng thành viên về việc thành lập văn phòng chi nhánh;

– Bản sao giấy chứng thực, chứng minh nhân dân của người thành lập chi nhánh;

– Giấy ủy quyền cho người làm thủ tục;

– Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền;

3. Đối với công ty cổ phần

– Thông báo đăng ký thành lập chi nhánh;

– Quyết định của hội đồng quản trị về việc thành lập của chi nhánh công ty;

– Biên bản của hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh;

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu- giám đốc chi nhánh;

– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh;

V. Nơi Nộp hồ sơ

Khi có đủ giấy tờ, hồ sơ người nộp đơn hoặc sẽ nộp hồ sơ và nộp phí và lệ phí cho sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty dự định đặt trụ sở. trong vòng 5 ngày kể từ ngày đăng ký hồ sơ sẽ được xử lý và đưa ra quyết định có chấp nhận hồ sơ hay không.

Trường hợp hồ sơ không được chấp nhận và bị từ chối sẽ được thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp.Thông báo sẽ nêu rõ lý do và chỉnh  lý bổ sung nếu có.

Cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh nếu hồ sơ hợp lệ.

VI. Công bố thông tin về việc thành lập chi nhánh công ty sau thành lập

Sau khi hoàn thành việc thành lập chi nhánh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập chi nhánh, công ty phải nộp thông tin đăng ký thành lập chi nhánh đến cơ quan thuế và khai thuế lần đầu nếu cơ sở chi nhánh đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Chi nhánh cũng có nghĩa vụ phải Nộp báo cáo thuế định kỳ cho cơ quan thuế hàng quý, hàng năm

VII. Những loại thuế chi nhánh công ty cần phải nộp

Có 2 hình thức nộp thuế cho chi nhánh là độc lập và phụ thuộc:

1.Thuế môn bài:

Trường hợp 1: Chi nhánh hạch toán độc lập:

Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh.

Trường hợp 2: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

+ Khi trụ sở chính và chi nhánh ở cùng địa bàn (cùng tỉnh) phải nộp tờ khai thuế môn bài đến cơ quan thuế của trụ sở chính.

+ Trường hợp văn phòng chi nhánh ở khác địa bàn (khác tỉnh) với trụ sở chính thì tờ khai và thuế môn bài được nộp tại cơ quan thuế của văn phòng chi nhánh.

2. Thuế GTGT

Đối với thuế GTGT, cả 2 hình thức hạch toán độc lập và thụ thuộc đều tự kê khai loại thuế này.

———————————————————

Liên hệ ngay với DOHICO để được tư vấn các thắc mắc về pháp lý hoặc có nhu cầu về dịch vụ nhé!

– Qua page: http://dohico.com/lien-he/

– Hotline: 0918.880.260 – 0796.381.939

– Email: BaoCaoThueTronGoi@gmail.com

– Youtube: Pháp lý Dohico